image banner
image advertisement

image advertisement

anh tin bai
anh tin bai
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
 
image advertisement
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Vài nét Mỹ Trung

Xã Mỹ Trung nằm cách trung tâm huyện Mỹ Lộc 15 km về phía đông, phía nam giáp phường Lộc Hạ thành phố Nam Định, phía bắc giáp sông Hồng, phía tây giáp xã Mỹ Phúc, phía đông giáp xã Mỹ Tân huyện Mỹ Lộc. Diện tích tự nhiên 685,39 ha, dân số 5.695 nhân khẩu, phân bố gồm 12 thôn, Đảng bộ có 16 chi bộ đảng: Trong đó 12 chi bộ thôn xóm, 3 chi bộ trường học, 1 chi bộ y tế. Thực hiện nghị quyết đại hội lần thứ IX của Đảng đến nay, đời sống của nhân dân từng bước được nâng cao, thu nhập chủ yếu của nhân dân từ phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.

Mỹ Trung là một vùng đất cổ của huyện Mỹ Lộc, được hình thành cách ngày nay hàng nghìn năm. Trước thế kỷ X, nơi đây còn là bãi sinh lầy hoang vu, rậm rạp. Cùng với quá trình kiến tạo của địa lý tự nhiên, những cư dân từ nhiều vùng khác nhau đã đến đây sinh sống và lập nghiệp, dần dần hình thành nên làng xóm đông vui, trù phú. Qua các đợt đào thám sát khảo cổ học trên địa bàn Mỹ Trung ở những thập kỷ gần đây đã cho thấy, ở độ sâu 2m, 4m dưới lòng đất có các mảnh vỏ sò, vỏ hến, mảnh thuyền nan, mảnh gốm thuộc tầng văn hóa thời tiền Lê (980 – 1005) và thời Lý (1010 – 1225). 

Đến thời Trần (TK XIII – XIV), Mỹ Trung thuộc khu vực Tức Mặc, phủ Thiên Trường. Tức Mặc chính là nơi phát tích của vương triều Trần lừng lẫy trong lịch sử dân tộc bởi những võ công, văn trị. Trong 8 lần kháng chiến chống giặc Nguyên Mông, quê hương Tức Mặc – Thiên Trường đã trở thành căn cứ chiến lược hết sức quan trọng để vua tôi nhà Trần lui về cũng cố lực lượng, bản kế chống giặc. Cùng với Thăng Long, hành cung Thiên Trường cũng được vua quan nhà Trần xây dựng, phát triển thành kinh đô thứ hai của nước Đại Việt.

Năm 1262, nhà Trần đổi hương Tức Mặc thành phủ Thiên Trường và cho xây dựng tại đây một khu cung điện nguy nga để các Thái Thượng Hoàng về đây hưởng lạc và điều hành các vua Trần trị vì đất nước. Các cung Trùng Quang, Trùng Hoa (Lộc Vượng), với các cung Đệ Nhất, Đệ Nhị và khu ca vũ Phương Bông (Mỹ Trung)... được hoàn thiện nguy nga, lộng lẫy, khiến cho vùng đất nơi đây càng thêm nổi tiếng, đúng như câu ca: 

"Tức Mặc hành đó cảnh lạ lùng

Dân vui đời thịnh lại thuần phong".

Trước cách mạng tháng Tám năm 1945, Mỹ Trung bao gồm một số xã thuộc các tổng Đệ Nhất và Cảo Môn (sau đổi thành Hữu Bị) của huyện Mỹ Lộc. Sau cách mạng tháng Tám, đơn vị hành chính cấp tổng bị xóa bỏ, Mỹ Trung có tên gọi là xã Lộc Trung gồm các thôn: Đệ Nhất, Đệ Nhị, Phương Bông, Đông Thành, Hữu Bị, Thanh Khê và Hàn Miếu. Năm 1956, xã Lộc Trung được đổi tên thành xã Mỹ Trung, thuộc huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định. Đến năm 1977, xã Mỹ Trung được cắt về huyện Bình Lục và đến ngày 12/01/1984, xã Mỹ Trung được sáp nhập vào thành phố Nam Định. 

Ngày 16/02/1997, Chính phủ ra Nghị định 19-CP tái lập huyện Mỹ Lộc. Mỹ Trung là một trong số 11 đơn vị hành chính cấp xã của huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định. Xã Mỹ Trung có tổng diện tích là 634,42 ha, bao gồm các làng: Hữu Bị A, Hữu Bị B, Đệ Nhất, Đệ Nhị, Thanh Khê, Phương Bông. 

Từ xa xưa, nhân dân Mỹ Trung đã lấy nghề nông làm nghề cơ bản để sinh sống. Với biết bao công sức và trí tuệ, người dân đã biến mảnh đất từ sinh lầy, hoang hóa trở thành những cánh đồng lúa vàng bát ngát thắng cảnh cò bay. Ruộng đất Mỹ Trung chủ yếu thuộc vùng chiêm trũng, ruộng công điền chiếm tỷ lệ cao. Trước cách mạng tháng 8 năm 1945, diện tích trồng cấy có 1.515 mẫu, trong đó có 228 mẫu tư điền. Cùng với sự phát triển của làng xã và sự giao luu kinh tế, nhiều ngành nghề thủ công cũng được nhân dân học hỏi, phát triển thành những nghề truyền thống nổi tiếng của địa phương. Làng Hữu Bị có nghề thợ chạm, Đệ Nhất có nghề buôn bán, Phương Bông có nghề đan lát, Thanh Khê có nghề trồng dâu, dệt vải... Từ năm 2005 đến nay, Mỹ Trung đã chuyển giao hơn 200 ha đất nông nghiệp cho khu đô thị và khu công nghiệp. Nền kinh tế từ độc canh cây lúa đã chuyển hẳn sang dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp.

Nhân dân Mỹ Trung luôn tự hào với truyền thống văn hiến của quê hương mình. Kể từ khi đến đây xây dựng làng xã, đời nào Mỹ Trung cũng có nhiều bậc hiền tài đóng góp công lao của mình cho sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát triển quê hương, đất nước. Truyền thống hiếu học, khoa cử, những nét sinh hoạt văn hóa, hội hè của người dân Mỹ Trung nói riêng, của vùng Thiên Trường xưa nói chung đã đi vào tâm thức dân gian: 

"Ba năm vua mở khoa thi

Đệ Nhất thi hát, Đệ Nhì thi bơi

Đệ Tam thi đấu cờ người

Phương Bông múa hát mùng mười tháng Ba"

Thời Lê & Đệ Nhị có ông Đào Đăng Qũy, đỗ đệ tam giáp Tiến sĩ, làm quan đến chức Thượng thư. Qua các triều đại, Mỹ Trung có nhiều người đỗ đạt, có học vị về Nho học: 14 cử nhân, 18 tú tài và nhiều người đỗ từ nhất, nhị, tam trường đến khóa sinh. 

Đến thời Pháp thuộc, ở Đệ Nhất và Hữu Bị có các trường học cho các học sinh trong vùng theo học. 

Cư dân trong xã hầu hết là đi lương, tỉ lệ theo đạo Thiên chúa rất ít. Từ bao đời nay, người dân vẫn lưu giữ sâu đậm tập tục thờ cũng tổ tiên, coi trọng đời sống tâm linh, hướng về cội nguồn, phát huy truyền thống ông cha. Các dòng họ trong xã đều chủ ý lập từ đường, cũng ngày giỗ tổ, thắp hương nhang, chúc tụng nhau trong những ngày tết, vào dịp thanh minh đều đi tảo mộ, nhắc nhở con cháu giữ gìn nề nếp gia phong "uống nước nhớ nguồn". 

Đời sống văn hóa của người dân Mỹ Trung rất phong phú với những lễ hội dân gian truyền thống in đậm bản sắc văn hóa của cư dân vùng đồng bằng châu thổ Sông Hồng. Hàng năm, vào ngày 14, 15, 16 tháng 4 là dịp nông nhàn, nhân dân làng Đệ Nhất tưng bừng mở lễ hội truyền thống để tưởng nhớ công đức của các vị Thành Hoàng làng, đặc biệt là dịp tưởng nhớ ngày sinh của Đức Thánh Cả Dũng Dược đại vương, vị tướng có công phò giúp vua Hùng Duệ vương đánh giặc, cứu nước. Tại đền thờ Trần Quang Khải, làng Phương Bông, hàng năm vào ngày 15 tháng 11 âm lịch, nhân dân mở hội, trong đó có tục múa bài bông bát dật, hát ca trù và đánh cờ người. Làng Đệ Nhị có hội thì bơi chải vào ngày 15 tháng 8 âm lịch, cứ 3 năm một lần vào đám.  

Trải qua các thời kỳ lịch sử, nhân dân Mỹ Trung luôn tỏ rõ tính cần cù lao động và giàu lòng yêu nước. Người dân sống đoàn kết, giúp đỡ nhau khắc phục thiên tai, chống mọi thế lực ngoại xâm, áp bức để tồn tại và xây dựng quê hương. 

Dưới thời Trần, Mỹ Trung cùng với các địa phương Lộc Vượng, Lộc Hạ, Mỹ Phúc thuộc khu vực Tức Mặc chính là căn cứ quan trọng của nhà Trần và là nơi cung cấp nhiều nhân lực, vật lực cho cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông. 

Khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta vào tháng 8 năm 1858. Trước nguy cơ mất nước, triều đình vua quan nhà Nguyễn bạc nhược từng bước đầu hàng. Đến năm 1884, bằng hàm ước Patơnốt, thực dân Pháp đã đặt ách cai trị trên đất nước ta. Nhân dân Việt Nam với truyền thống quật cường yêu nước đã nhất tề đứng lên chống lại sự xâm lược của thực dân Pháp. 

Tại xã Mỹ Trung có ông Trần Đức Long, người làng Phương Bông đã theo nghĩa quân Phan Bá Vành hoạt động ở vùng Nam Định. Trong phong trào văn thân chống Pháp có ông Trần Xuân Thố, người làng Phương Bông và ông Khóa Trí, người làng Đệ Nhất Ông Trần Xuân Thố là một nhà nho có tinh thần yêu nước vì tham gia phong trào văn thân nên bị thực dân Pháp lùng bắt, phải bỏ nhà trốn lên Thái Nguyên làm nghề dạy học. 

Những phong trào yêu nước có sự tham gia của những người con quê hương Mỹ Trung đều bị thực dân Pháp khủng bố, dập tắt, song đã gây được tiếng vang và có sức cổ vũ mạnh mẽ tinh thần yêu nước, chống giặc của nhân dân địa phương. 

Tình yêu quê hương, đất nước, ý chỉ tự lực tự cường của nhân dân Mỹ Trung là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của phong trào cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, góp phần làm nên thắng lợi trong cuộc tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945 và hai cuộc kháng chiến bảo vệ độc lập tự do của Tổ quốc. 

Trong sự nghiệp xây dựng cuộc sống ấm no và hạnh phúc của toàn dân, những giá trị truyền thống tốt đẹp của quê hương sẽ được Đảng bộ và nhân dân Mỹ Trung phát huy, nhân lên gấp bội, tạo thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự phát triển của xã trên con đường xây dựng dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Với những thành tích xuất sắc trong kháng chiến chống ngoại xâm, bảo vệ tổ quốc và xây dựng xã hội chủ nghĩa, năm 2002 đảng bộ và nhân dân Mỹ Trung đã vinh dự được nhà nước trao tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp.

Nằm trên mảnh đất “Địa linh nhân kiệt", nổi danh nhất của vương triều Trần và "ngàn năm văn vật" của quê hương Nam Định. Với truyền thống tốt đẹp của quê hương đất nước như mạch ngầm không ngừng chảy để bồi đắp nên những trang sử vẻ vang của Đảng bộ và nhân dân Mỹ Trung, đặc biệt trên 87 (1930 – 2017) năm qua, dưới ngọn cờ vẻ vang lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trên con đường giải phóng dân tộc, xây dựng CNXH. Đảng bộ và nhân dân Mỹ Trung đã trải qua biết bao gian khổ hy sinh, lập nên những chiến công rạng rỡ, góp phần tô thắm thêm vào trang sử vàng của dân tộc, đó cũng là niềm tự hào về các thế hệ ông cha, về Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh, mãi mãi in sâu vào tâm trí của mọi người hôm nay và con cháu mai sau. 

Từ thuở ông cha vượt nền lập ấp đến nay, nhân dân Mỹ Trung đã ghi nhớ và tôn thờ những bậc hiền tải, những người cộng sản có công cứu nước giúp đời. Bắt nguồn từ truyền thống xa xưa, đã tạo dựng nên con người biết sống, yêu thương nhau và sớm biết đến những giá trị nhân văn qua từng thời kỳ biến cố của lịch sử. Chính nhờ vậy, khi ánh sáng của chủ nghĩa Mác-Lênin chiếu rọi tới thì ở Mỹ Trung đã có những người con như Trần Văn Lan, Trần Quang Tặng, Trần Văn Các, Trần Duy Trâm và một số đồng chỉ khác đã nhóm lên ngọn lửa cách mạng trên quê hương Mỹ Trung và tỉnh Nam Định. Từ đó làm bùng cháy tinh thần nhiệt huyết cách mạng trong công nhân, nông dân, các tầng lớp lao động cuốn hút họ vào các phong trào đấu tranh do Đảng Cộng sản lãnh đạo, đòi quyền ấm no, giành tự do độc lập. Sau ngày cách mạng tháng 8-1945 thành công, sau khi chính quyền tay sai từ tỉnh đến huyện sụp đổ, ngày 27/8/1945, chính quyền cách mạng đã được thành lập ở hầu hết các thôn làng trong xã, người dân Mỹ Trung thoát khỏi vòng xích nô lệ. 

Hòa chung vào khi thế cách mạng của toàn tỉnh, toàn huyện, nhân dân Mỹ Trung phấn khởi đồn mọi khả năng tâm trí, sức lực để xây dựng, bảo vệ chính quyền cách mạng. Nghe theo lời dạy của Hồ Chủ tịch "Diệt giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm", những người đảng viên cộng sản, nhân dân Mỹ Trung lại nhất tề đứng lên tham gia vào cuộc kháng chiến "toàn dân, toàn diện", không ngại hy sinh gian khổ, dồn mọi sức người sức của để giữ gìn độc lập tự do của đất nước. 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, mặc dù có những năm tháng đồn bốt giặc bao quanh dày đặc. Song phong trào kháng chiến vẫn phát triển mạnh mẽ trên địa bàn toàn xã, dũng cảm, mưu trí, đánh địch phá tan hệ thống tề ngụy, tạo nên khu du kích, làng xã kháng chiến vững mạnh, tiêu biểu là trận đòn gánh đánh tây ở chợ Viềng. Với những thành tích đạt được, chi bộ Đảng, lực lượng vũ trang đã được Tỉnh ủy, Quân ủy Quân khu Ba khen thưởng và được cử một đại biểu đi dự hội nghị tổng kết phong trào du kích chiến tranh của Quân khu Ba, được thưởng một khẩu súng trường, được Chính phủ tặng thưởng danh hiệu xả Anh hùng lực lượng vũ trang trong thời kỳ chống Pháp. Bước sang giai đoạn cách mạng mới miền Bắc xây dựng CNXH, cùng đồng bào miền Nam đấu tranh thống nhất nước nhà, Đảng bộ Mỹ Trung đã lãnh đạo nhân dân kịp thời dồn sức vào nhiệm vụ hàn gắn vết thương chiến tranh, phục hồi kinh tể - xă hội. Khẩu hiệu "Người cày có ruộng" đã trở thành hiện thực, giai cấp nhân dân Mỹ Trung có ruộng cấy cày, thỏa lòng mong đợi từ bao đời. Lòng tin vào Đảng, Chính phủ được nhân lên, mọi người hồ hởi phấn khởi đi vào xây dựng tổ đổi công, HTX nông nghiệp. Quan hệ sản xuất mới được mở ra, lực lượng sản xuất được phát triển. Hệ thống giao thông thủy lợi và cơ sở vật chất kỹ thuật từng bước được hình thành đã đưa đồng ruộng Mỹ Trung vốn là nơi đồng chiêm trũng sản xuất bấp bênh đã trở thành hai vụ lúa ăn chắc. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Mỹ Trung đã đạt được mục tiêu 5,5 tấn thóc, 2,2 con lợn một lao động trên một ha gieo trồng vào những năm cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ ác liệt. 

Cuối năm 1967, tuy không còn ở địa bàn huyện Mỹ Lộc nhưng ở địa bản hành chính nào cán bộ, đảng viên nhân dân Mỹ Trung vẫn một lòng theo Đảng, phát huy truyền thống đoàn kết, tinh thần tự lực tự cường vượt qua mọi khó khăn thách thức để vươn lên phía trước. Thực hiện lời dạy của Bác Hồ "không có gì quý hơn độc lập tư do" vào những thời điểm khắc nghiệt nhất của cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ, nhân dân Mỹ Trung vẫn phát huy truyền thống "thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người", góp phần cùng quân dân cả nước quét sạch bọn đế quốc và bè lũ tay sai bán nước thống nhất đất nước, cả nước đi lên CNXH. 

 Thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng ta đề xướng và lãnh đạo, Đảng bộ và nhân dân Mỹ Trung đã có những bước chuyển biến khá mạnh mẽ trên con đường xây dựng nông thôn mới. Năng suất lúa ngày một tăng, tổng sản lượng lương thực hàng năm từ 1800 tấn lên 2500 tấn rồi trên 3500 tấn. Bình quân lương thực đầu người đạt trên 800kg một năm, sự nghiệp văn hóa xã hội tiến bộ vượt bậc. 

Một sự kiện lịch sử gây dấu ấn sâu sắc đối với Đảng bộ và nhân dân Mỹ Trung sau gần 30 năm, không còn địa danh huyện, xã Mỹ Trung lúc thì ở huyện Bình Lục, có lúc là xã ngoại thành Nam Định. Từ 01/4/1997, huyện Mỹ Lộc tái lập, Mỹ Trung lại về huyện Mỹ Lộc xưa. Trong bất cứ mọi hoàn cảnh, dưới sự lãnh đạo của đảng, đảng bộ và nhân Mỹ Trung luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, quyết tâm vượt qua mọi khó khăn thử thách giành được những thắng lợi quan trọng, là xã tiên tiến nhiều mặt của huyện.

Kinh tế phát triển, dân trí được mở mang, quê hương Mỹ Trung đã hoàn toàn thay da đổi thịt, từ thân phận người nô lệ những cuộc đời lầm than đói nghèo cơ cực, nhà rách vách siêu đến nay nhân dân Mỹ Trung không những đã đủ ăn mà còn có phần dư bằng, trong đó có hơn nhiều nhà mái bằng kiên cố, có nhà hai tầng đẹp đẽ. Tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm còn 1,96%; 100% các hộ dân có nước sạch sinh hoạt và điện thắp sáng.

Từ năm 1996 đến nay, Đảng bộ và nhân dân Mỹ Trung còn quan tâm xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng mà chủ yếu là các công trình phúc lợi toàn dân như nghĩa trang liệt sĩ, trường học cao tầng, nhà trẻ mẫu giáo, đường giao thông thôn xóm, các công trình văn hóa v.v... trong đó chủ yếu là nguồn đóng góp từ nhân dân…, các tiêu trí xây dựng nông thôn mới đến nay cơ bản đã hoàn thành. 

Quá trình đấu tranh và trưởng thành của quê hương 87 năm qua Đảng bộ và nhân dân Mỹ Trung đều ghi nhớ công lao to lớn của Đảng Cộng sản Việt Nam, của Bác Hồ vĩ đại. Về phần mình, Đảng bộ và nhân dân Mỹ Trung cũng rút ra được những kinh nghiệm, những nguyên nhân thắng lợi trong mọi giai đoạn cách mạng của địa phương như sau: 

  1. Trước hết Đảng bộ đã bám sát các chủ trương đường lối của Trung ương, của tỉnh và huyện qua từng giai đoạn cách mạng, phát huy vai trò lãnh đạo sáng tạo, xác định đúng đắn nhiệm vụ chính trị ở địa phương. Những người đảng viên cộng sản luôn xác định: Sống vì Đảng mà chết cũng vì Đảng, vì lợi ích của dân tộc, của nhân dân. Ngay từ những ngày đầu xây dựng Đảng đến những ngày đấu tranh giành chính quyền (1945), đến những năm tháng đánh Pháp, những người đảng viên cộng sản, những quân chủng tiên tiến đã phải đương đầu với bao khó khăn thử thách của "giặc đói, giặc đốt và giặc ngoại xâm". Nhiều cán bộ đảng viên chủ chốt và quần chúng cách mạng đã bị địch bắn giết, giam cầm hết sức dã man, hòng lung lạc tinh thần cách mạng của nhân dân. Cả những thời khắc phong trào ở địa phương hiểm nghèo nhất (1950-1951), những cán bộ đảng viên vẫn ngày đêm bám đất bám dân, gây dựng cơ sở cũng cố phong trào kháng chiến. 
  2. Suốt 20 năm vừa xây dựng bảo vệ miền Bắc, vừa cùng đồng bào miền Nam đánh Mỹ, gần 1000 con em Mỹ Trung đã lên đường cầm súng đánh giặc, bảo vệ quê hương đất nước và đã có hơn 100 người con ưu tú của Mỹ Trung đã hy sinh hoặc mất đi một phần xương máu vì nền độc lập tự do thống nhất của Tổ quốc. 
  3. Đảng bộ đã biết phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân, đoàn kết tôn giáo, do vậy mà cả lúc đất nước có chiến tranh cũng như khi hòa bình, xây dựng Đảng với dân, dân với Đảng đểu chung sức chung lòng, tạo thành một khối thống nhất để đấu tranh xây dựng quê hương. 
  4. Đảng bộ đã nhận rõ vai trò, chức năng, nhiệm vụ của chính quyền trong thời kỳ đánh giặc giữ nước, thời kỳ khôi phục kinh tế, cải tạo và xây dựng CNXH. Với nhận thức như trên, Đảng bộ không ngừng lãnh đạo, vận động nhân dân xây dựng cũng cố chính quyền. Qua các lần bầu cử Quốc hội, HĐND các cấp đã trở thành ngày hội của toàn dân. Các cử tri đã sôi nổi đi bầu, lựa chọn những đại biểu có đức có tài gánh vác việc nước, việc dân. Các khóa HĐND xã đều làm tròn trách nhiệm để ra được những nhiệm vụ sát, đúng về phát triển kinh tế văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng. Đồng thời giám sát chức năng quản lý và tổ chức thực hiện của UBND xã. Một trong những nhiệm vụ hết sức cơ bản mà hàng chục năm qua chính quyền đã làm được là đẩy mạnh sản xuất, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, cải thiện các điều kiện về ăn mặc, ở, làm việc, học hành và sức khỏe, từng bước tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng. 
  5. Dựa vào sức mạnh toàn dân, chính quyền địa phương đã phát huy tinh thần làm chủ của dân, các chủ trương, nghị quyết đặt ra, đặc biệt là chủ trương nghị quyết có liên quan đến kinh tế, tài chính đều được công khai trên tinh thần "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra". Hệ thống chính quyền từ thôn đến xã, quá trình thực thi nhiệm vụ đều ý thức được "Chính quyền của dân, do dân và vì dân". Nhờ vậy qua các thời kỳ chính quyền đã huy động được sức người, sức của để kháng chiến và kiến quốc, đồng thời xây dựng quê hương ngày thêm giàu đẹp. 
  6. Thường xuyên xây dựng Đảng mạnh về chính trị tư tưởng, tổ chức để thực hiện là hạt nhân lãnh đạo và cũng là điều kiện quyết đưa phong trào cách mạng của địa phương không ngừng đi lên. 

Trong quá trình lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ cách mạng ở địa phương, cả khi thuận lợi cũng như lúc khó khăn nguy hiểm, Đảng bộ Mỹ Trung vẫn thường xuyên nâng cao trình độ lý luận, phẩm chất chính trị, tư tưởng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên. Từ khi còn trong bí mật cũng như lúc công khai, đại đa số cán bộ đảng viên đã thực hiện lời dạy của Bác Hồ: "Làm cán bộ vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân". Do đó được dân mến, dân thương, dân tin, dân che chở, dân làm theo Đảng, lập nên thế trận lòng dân vững chắc. Cùng với sự nâng cao vai trò hạt nhân lãnh đạo của mình, Đảng bộ rất quan tâm xây dựng cũng cố các đoàn thể quần chúng tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức đó hoạt động. Cũng thông qua các phong trào cách mạng ở “địa phương, Đảng đã thu hút được những quần chúng tiên tiến vào Đảng, tiếp thêm sức mạnh cho Đảng. 

Nhìn lại chặng đường đã qua, Đảng bộ và nhân dân Mỹ Trung không bao giờ quên sự dày công lãnh đạo, giúp đỡ của Tỉnh ủy, Thành ủy Nam Định, Huyện ủy Bình Lục, Huyện ủy Mỹ Lộc, càng khắc sâu công ơn to lớn của Bác Hồ vĩ đại, của Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh. 

Đảng bộ và nhân dân Mỹ Trung ghi tạc công lao của các anh hùng liệt sĩ, các bà mẹ Việt Nam anh hùng, đồng bào đồng chí đã ngã xuống trên mọi miền Tổ quốc và ngay trên mảnh đất Mỹ Trung thân yêu; máu của ông cha từ ngàn xưa, máu của đồng bào chiến sĩ 87 năm qua đã góp phần tô thêm trang sử vẻ vang của dân tộc và của quê hương Mỹ Trung. 

Bước sang thời đại mới, được Nghị quyết Đại hội Đảng Các Cấp soi sáng, Đảng bộ và nhân dân Mỹ Trung nguyện phát huy truyền thống tốt đẹp đó, cùng nhau đoàn kết, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, xây dựng quê hương Mỹ Trung ngày càng giàu đẹp văn minh.

Cơ quan chủ quản: UBND XÃ MỸ TRUNG
Địa chỉ: thôn 2 - xã Mỹ Trung - huyện Mỹ Lộc - tỉnh Nam Định
Email: xamytrung.mlc@namdinh.gov.vn
  
Chung nhan Tin Nhiem Mang